Thứ năm, Tháng chín 19, 2024
HomeTin tứcNhập khẩu phân bón

Nhập khẩu phân bón

STTECO hôm nay mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin về việc nhập khẩu phân bón như thế nào nhé! Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới

Nhập khẩu phân bón

Phân bón là một trong những vật tư thiết yếu trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, không chỉ giúp ổn định và nâng cao năng suất cây trồng mà còn tác động đến phẩm chất của nông sản, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu đất đai. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, việc nhập khẩu phân bón cũng ngày càng được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, để có thể nhập khẩu phân bón từ quốc gia khác về Việt Nam sẽ phải tuân thủ các điều kiện, quy trình thủ tục theo luật định. Vậy điều kiện để nhập khẩu phân bón là gì? Để nhập khẩu phân bón thì cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết nào? cùng STTECO cập nhật ngay nhé

Điều kiện về nhập khẩu phân bón 

Tùy vào mục đích và loại phân bón nhập khẩu mà cá nhân, tổ chức sẽ phải đáp ứng các điều kiện về nhập khẩu phân bón được quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Tổ chức chức cá nhân nhập khẩu phân bón thực hiện theo quy định tại Điều 44 và Điều 46 Luật Trồng trọt 2018. Theo đó, tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt 2018 có quy định đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam thì được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và không cần giấy phép nhập khẩu phân bón.

Còn trường hợp tổ chức cá nhân tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với:

  • Phân bón để khảo nghiệm
  • Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí
  • Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam
  • Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu
  • Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm
  • Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học
  • Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác
  • Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.

Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 46 Luật Trồng trọt 2018 thì muốn nhập khẩu phân bón vào Việt Nam thì phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng, trừ các loại phân bón nhập khẩu như phân bón để khảo nghiệm, phân bón làm quà tặng hoặc hàng mẫu, phân bón tham gia hội chợ triển lãm, phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học và phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, phân bón gửi kho ngoại quan, phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.

Như vậy, điều kiện để nhập khẩu phân bón vào Việt Nam là đã được cấp quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc có Giấy chứng nhận nhập khẩu trong trường hợp chưa được công nhận lưu hành đối với một số loại phân bón như đã nêu trên. Đồng thời, cũng cần phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng đối nếu không rơi vào một số loại phân bón như đã phân tích ở trên.

Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu phân bón

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, để nhập khẩu phân bón thì cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu cần thiết bao gồm:

  • Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón
  • Tờ khai kỹ thuật
  • Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với trường hợp nhập khẩu các loại phân bón như: Phân bón để khảo nghiệm, Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí, Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam, Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu, Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm, Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học, Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác).
  • Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (đối với trường hợp nhập khẩu phân bón tham gia hội chợ, triển lãm).
  • Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học).
  • Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài (đối với  trường hợp nhập khẩu Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất).

Như vậy, để được cấp giấy phép nhập khẩu phân bón thì cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu tùy vào loại phân bón mà mình sẽ nhập khẩu.

Trình tự cấp giấy phép nhập khẩu phân bón

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
  • Bước 2: Nộp hồ sơ
  • Bước 3: Đợi cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón, trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, thì buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông.

Như vậy, có thể xem nhập khẩu phân bón cũng là một hoạt động buôn bán phân bón theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Nếu quý khách có nhu cầu hay thắc mắc gì cần được tư vấn hỗ trợ cứ liên hệ ngay cho STTECO của chúng tôi nhé! Tư vấn miễn phí, báo giá chi tiết theo nhu cầu khách cần.

Tham khảo: Dịch vụ Hợp quy phân bón tại đây

Previous article
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết nổi bật

Contact Me on Zalo
0935413688