VietGAP thủy sản tạo điều kiện để phát triển bền vững, nâng cao uy tín hàng thủy sản trên thị trường, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. VietGAP thủy sản là mô hình có sự liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân. Việc liên kết không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn hướng nông dân phát triển công nghiệp theo quy trình mới, bền vững, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Mục lục bài viết
VietGAP thủy sản là gì?
VietGAP thủy sản là việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào nuôi thủy sản, đây cũng là sự lựa chọn thông minh của các nhà sản xuất nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm, sức khỏe,…
Phạm vi áp dụng chứng nhận VietGAP thủy sản
Các yếu tố áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn VietGap thủy sản
Xúc tiến ngoại giao tạo niềm tin và sự chấp nhận bộ tiêu chuẩn VietGAP trên các thị trường thế giới.
Có thông tư hướng dẫn quyết định 01/2012/QĐ-TTg nhằm tạo điều kiện thuận lợi đề triển khai hỗ trợ trong sản xuất.
Có khung pháp lý và chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng đồng bộ về: hệ thống thủy lợi, kênh mương cấp thoát nước, hệ thống ao nuôi, lắng lọc, xử lý chất thải, Hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng trừ dịch bệnh.
Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, năng lực, có chế độ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hợp lý đối với hộ nuôi và sản xuất kinh doanh áp dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP.
Nguyên tắc chung của VietGAP thủy sản
Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn và quy định hiện hành
- Đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các nguy cơ về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất các các khâu của chu trình sản xuất
- Đảm bảo có kế hoạch và có trách nhiệm với môi trường, theo các quy định của nhà nước và cam kết quốc tế
- Đảm bảo có trách nhiệm với xã hội và an toàn cho người lao động
Những lợi ích của chứng nhận VietGAP thủy sản cho doanh nghiệp
- Giảm chi phí vận hành – quản lý tốt quy trình sản xuất cho cơ sở nuôi trồng
- Tăng giá trị sản phẩm – tăng uy tín chất lượng cho cơ sở nuôi trồng
- Tăng lợi thế cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu
Các yêu cầu cơ bản của VietGAP thủy sản cho cơ sở nuôi trồng
Theo Tiêu chuẩn TCVN 13528-01:2022 bao gồm các yêu cầu chung cho cơ sở nuôi trồng thủy sản áp dụng VietGAP sau:
- Địa điểm nuôi trồng
- Cơ sở hạ tầng
- Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ
- Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ đa dạng sinh học
- Nhân sự
- Tài liệu và lưu trữ hồ sơ
- An toàn lao động và trách nhiệm xã hội
Hiện nay, thời hạn của giấy chứng nhận VietGAP thủy sản tối đa là 3 năm và doanh nghiệp có thể gia hạn 01 lần tối đa 03 tháng khi giấy chứng nhận hết hiệu lực mà chưa thực hiện tái chứng nhận.
Sau khi hoàn thành chứng nhận VietGAP, đơn vị sẽ nhận được Chứng chỉ VietGAP bao gồm các thông tin doanh nghiệp, phạm vi đánh giá đảm bảo có tính pháp lý và tuân thủ pháp luật hiện hành về thực hành nuôi trồng tốt thủy sản tại Việt Nam.
Liên hệ ngay để nhận báo giá Chứng nhận VietGAP thủy sản trọn gói, chuyên nghiệp