Thứ năm, Tháng chín 19, 2024
HomeTư Vấn Chứng nhận VietgapChứng nhận VIETGAP Chăn Nuôi

Chứng nhận VIETGAP Chăn Nuôi

An toàn thực phẩm phụ thuộc vào tính chất khép kín ở từng công đoạn trong chuỗi cung ứng thị trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy hại có trong thực phẩm. Chính vì thế việc ra đời của tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi là một trong số giải pháp quyết định đến yếu tố an toàn trong thực phẩm.

vietgap chan nuoi

VietGAP chăn nuôi là gì?

VietGAP chăn nuôi là việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi nhằm đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tính đến thời điểm này, VietGAP chăn nuôi được cho là có tính khả quan hơn so với VietGAP trồng trọt và thủy sản.

Phạm vi áp dụng VietGAP trong lĩnh vực chăn nuôi

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt theo tiêu chuẩn VietGAP thực hiện theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN do cục chăn nuôi ban hành áp dụng:

  1. Bò sữa (sản phẩm sữa bò tươi nguyên liệu)
  2. Bò thịt/Bê thịt
  3. Dê sữa (sản phẩm sữa dê tươi nguyên liệu)
  4. Dê thịt
  5. Lợn/heo (heo thịt, heo giống,…)
  6. Gà (có thể bao gồm cả chim cút) và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng gà)
  7. Ngan và vịt và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng vịt/ngan)
  8. Ong (sản phẩm từ Ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa,…)

4 tiêu chí theo chuẩn VietGAP chăn nuôi

  • Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất
  • An toàn thực phẩm
  • Môi trường làm việc
  • Truy tìm nguồn gốc sản phẩm

Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi là tập hợp những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân chăn nuôi, xuất bán, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người chăn nuôi và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường.

Những cơ sở sản xuất, hộ chăn nuôi áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP chăn nuôi sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý, giúp xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định hơn.

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam

An toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái.

Chất thải trong chăn nuôi bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Chất thải rắn bao gồm phân, vật nuôi chết… Chất thải lỏng là nước rửa chuồng trại, rửa các dụng cụ dùng trong chăn nuôi,… Chất thải khí gồm H2S, NH3.

Hồ sơ xin cấp chứng nhận VietGAP chăn nuôi

Hồ sơ bao gồm:
  • Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP chăn nuôi. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất)
  • Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản
  • Kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ theo quy định

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể biết được Chứng nhận VietGAP chăn nuôi (VietGAHP) là gì và những quy định trong quy trình thực hành chăn nuôi tốt. Hãy tham khảo và áp dụng đúng cách để xây dựng thành công mô hình chăn nuôi tốt tại doanh nghiệp của mình. Nếu có nhu cầu cần hay thắc mắc cần tư vấn xin vui lòng liên hệ STTECO nhé!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết nổi bật

Contact Me on Zalo
0935413688