Mời bạn đọc hôm nay tham khảo để biết chi tiết về “Dịch vụ đăng ký lưu hành phân bón hữu cơ” tại STTECO của chúng tôi. Nếu bạn cần tư vấn cứ liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!
Mục lục bài viết
- 1 Căn cứ pháp lý
- 2 Nguyên tắc chung về đăng ký lưu hành phân bón hữu cơ
- 3 Hồ sơ đăng ký lưu hành phân bón hữu cơ
- 4 Trình tự xin giấy đăng ký lưu hành phân bón
- 5 Phân bón không được công nhận lưu hành và hủy bỏ quyết định lưu hành
- 6 Dịch vụ đăng ký lưu hành phân bón hữu cơ uy tín, chuyên nghiệp tại STTECO
Căn cứ pháp lý
- Điều 36, Điều 37 Luật Trồng trọt năm 2018
- Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017
- Điều 4, Điều 5, Điều 25 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.
- Căn cứ theo nghị định quy định về quản lý phân bón, theo đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phân bón vào thị trường Việt Nam phải tiến hành đăng ký công nhận lưu hành phân bón trước khi lưu thông phân bón ra thị trường.
Nguyên tắc chung về đăng ký lưu hành phân bón hữu cơ
Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Trồng trọt, phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Phân bón là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, kinh doanh có điều kiện được Cục Bảo vệ thực vật công nhận lưu hành tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực phân bón tại Việt Nam được đứng tên đăng ký công nhận lưu hành phân bón.
Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón.
Hồ sơ đăng ký lưu hành phân bón hữu cơ
- Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
- Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng, phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).
Trình tự xin giấy đăng ký lưu hành phân bón
- Lên chỉ tiêu khảo nghiệm và tiến hành khảo nghiệm phân bón
- Sau khi có kết quả khảo nghiệm tiến hành chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền
- Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và thông báo bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ không đúng yêu cầu
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả
Phân bón không được công nhận lưu hành và hủy bỏ quyết định lưu hành
- Cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối không công nhận lưu hành cho hồ sơ đăng ký công nhận lưu hành phân bón của tổ chức cá nhân trong các trường hợp sau:
+ Có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan
+ Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường
+ Trùng tên với phân bón khác đã được Cục bảo vệ thực vật công nhận lưu hành. - Sau khi được công nhận phân bón lưu hành tịa Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền có thể hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành đối với các trường hợp sau
- Có bằng chứng khoa học chứng minh phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường
+ Phát hiện tổ chức, cá nhân sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành
+ Phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.
Dịch vụ đăng ký lưu hành phân bón hữu cơ uy tín, chuyên nghiệp tại STTECO
Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan tới việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phân bón như: công nhận lưu hành phân bón, xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất phân bón, xin giấy phép đủ điều kiện buôn bán phân bón, Dịch vụ đăng ký lưu hành phân bón không cần qua khảo nghiệm … và các dịch vụ pháp lý khác.
Để hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục xin giấy công nhận lưu hành phân bón, STTECO cung cấp dịch vụ tư vấn thực hiện công nhận lưu hành phân bón với thời gian nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Tư vấn miễn phí thủ tục công nhận lưu hành phân bón
- Trao đổi thông tin và lên chỉ tiêu khảo nghiệm phân bón
- Hoàn tất hồ sơ công nhận lưu hành phân bón
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan có thẩm quyền (Cục Bảo Vệ Thực Vật) để phân bón của khách hàng được lưu hành trên thị trường.
- Với kinh nghiệm lưu hành các loại phân bón nhập khẩu và phân bón sản xuất trong nước như: SA (Amoni Sunphat hay Amonium Sulphate) , Kali clorua, kali sulphat, sulphat kali magie, DAP, Kali.Phân lân, NPK,MAP, chỉ tiêu hàm lượng chất hữu cơ 30-40-50-60%.
Quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết!