Thứ bảy, Tháng mười một 9, 2024
HomeTin tứcDịch vụ xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất phân bón

Dịch vụ xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất phân bón

STTECO hôm nay xin cập nhật thông tin về “Dịch vụ xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất phân bón” đến với tất cả bạn đọc để biết hơn về các giấy tờ cần có và đặc biệt hơn về dịch vụ chất lượng, uy tín từ chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

  • Căn cứ vào Nghi định Số: 84/2019/NĐ-CP và Nghị định Số: 130/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định Số 84/2019/NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón
  • Căn cứ vào Luật trồng trọt Số: 31/2018/QH14

Giấy phép sản xuất phân bón là gì?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm “Giấy phép sản xuất phân bón”, tuy nhiên, có thể hiểu “Giấy phép sản xuất phân bón” là chứng nhận về mặt pháp lý được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh phân bón, ghi nhận những điều kiện sản xuất phân bón.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm

Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất

  • Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài
  • Có nhà xưởng kết cấu vững chắc
  • Tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng

Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP

Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất

  • Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025
  • Hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón

Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng:

  • Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương
  • Đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt

Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  3. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.
  4. Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón

Căn cứ Điều 50 Luật trồng trọt 2018 thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân sản xuất phân bón bao gồm:

Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có quyền sau đây: Sản xuất phân bón được công nhận lưu hành tại Việt Nam, sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài, quảng cáo phân bón theo quy định tại Điều 49 của Luật Trồng trọt 2018; Được buôn bán phân bón do mình sản xuất.

Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nghĩa vụ sau đây:

  • Duy trì đầy đủ các điều kiện sản xuất phân bón quy định tại Điều 41 của Luật này trong quá trình hoạt động sản xuất phân bón
  • Sản xuất phân bón đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng
  • Thực hiện đúng nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
  • Thử nghiệm đối với từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lưu kết quả thử nghiệm theo hạn sử dụng của lô phân bón và bảo quản mẫu lưu trong thời gian là 06 tháng kể từ khi lấy mẫu
  • Thu hồi, xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
  • Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phân bón; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người lao động trực tiếp sản xuất phân bón
  • Hằng năm, báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu
  • Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Dịch vụ xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất phân bón tại STTECO

Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn, hướng dẫn xin cấp Giấy phép sản xuất phân bón, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.

Chúng tôi STTECO tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Nếu quý khách có nhu cầu cần được tư vấn chi tiết hơn xin vui lòng liên hệ ngay STTECO của chúng tôi nhé! Cam kết không làm quý khách thất vọng.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết nổi bật

Contact Me on Zalo
0935413688