Với mục tiêu mang lại nhận thức đúng đắn về ISO 9001, STTECO mong rằng bài viết sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp có cái nhìn đúng hơn về tiêu chuẩn và các lợi ích mà tiêu chuẩn ISO 9001 mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị.
Mục lục bài viết
Giới thiệu về ISO và tầm quan trọng của việc đạt chứng nhận ISO
Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Một trong những giải pháp quan trọng để đáp ứng yêu cầu này và khẳng định sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy của công ty đó chính là việc áp dụng và đạt chứng nhận ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế).
- ISO không chỉ đơn thuần là một bộ tiêu chuẩn quốc tế, mà còn là một hệ thống quản lý phức tạp, nhằm đảm bảo rằng các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo các quy trình tiêu chuẩn và tuân thủ các yêu cầu chất lượng, an toàn, và bảo vệ môi trường. Việc áp dụng ISO mang lại lợi ích vượt trội, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín và sự tin tưởng của khách hàng, đối tác, và cơ quan quản lý.
- ISO 9001 được áp dụng rộng rãi phổ biến trên thế giới. Khi có được chứng nhận ISO 9001, chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và đáp ứng những tiêu chuẩn chung của quốc tế. Các doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 để chứng minh rằng doanh nghiệp bạn có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng
Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?
- Tiêu chuẩn ISO 9001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – Bộ tiêu chuẩn quốc tế được duy trì bởi tổ chức ISO, có mục tiêu trợ giúp các tổ chức xây dựng, áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. Trong đó, ISO 9001 được xem là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
- Tên đầy đủ của Tiêu chuẩn: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
- ISO 9001 là một Tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.
- ISO 9001 do Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn thiện từ Phiên bản ISO 9000 năm 1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008; và ISO 9001:2015 (đây là phiên bản hiện hành mới nhất)
Đối tượng áp dụng?
ISO 9001 có thể áp dụng đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Tiêu chuẩn được sử dụng nhu cầu của khách hàng, cơ quan quản lý hoặc đơn thuần là để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.
Quá trình thực hiện hệ thống quản lý ISO cho công ty
- Xác định các yêu cầu ISO phù hợp: Đầu tiên, công ty cần xác định các yêu cầu ISO phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu của mình.
- Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý: Sau khi xác định các yêu cầu ISO, công ty cần thực hiện phân tích và thiết kế hệ thống quản lý dựa trên các tiêu chuẩn đó. Việc này bao gồm xác định các quy trình, quy định, tài liệu và các yêu cầu cần thực hiện để đạt được chứng nhận ISO.
- Triển khai và thực hiện hệ thống quản lý: Công ty cần triển khai hệ thống quản lý ISO và đảm bảo rằng các quy trình được thực hiện đúng cách. Điều này đòi hỏi sự tham gia và cam kết từ tất cả các cấp quản lý và nhân viên trong công ty. Quá trình triển khai có thể kéo dài trong một khoảng thời gian
- Đào tạo và nâng cao nhận thức: Một trong những yếu tố quan trọng trong việc thành công của việc áp dụng hệ thống quản lý ISO là đảm bảo rằng tất cả các nhân viên đều hiểu và tuân thủ các quy trình và quy định. Do đó, công ty cần tổ chức các khóa đào tạo và hoạt động nâng cao nhận thức để đảm bảo mọi người đều có kiến thức cần thiết về ISO và ý nghĩa của việc đạt chứng nhận.
- Kiểm tra và đánh giá: Trong quá trình triển khai hệ thống quản lý ISO, công ty cần tiến hành các kiểm tra và đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng các quy trình đang hoạt động hiệu quả và đáp ứng yêu cầu ISO. Các kiểm tra này có thể bao gồm kiểm tra nội bộ và kiểm tra từ bên thứ ba để đảm bảo tính khách quan và đáng tin cậy.
- Cải tiến liên tục: ISO khuyến khích sự cải tiến liên tục trong hoạt động của doanh nghiệp. Công ty nên tổ chức các cuộc họp và đánh giá định kỳ để xem xét hiệu quả của hệ thống quản lý ISO và đề xuất các biện pháp cải tiến. Điều này giúp công ty duy trì sự linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh
Trên đây là những thông tin về ISO 9001 nếu bạn có nhu cầu cần được tư vấn hỗ trợ cứ nhấc máy gọi ngay STTECO của chúng tôi nhé! Uy tín – chất lượng – chuyên nghiệp – nhanh chóng dành cho quý khách hàng. Trân trọng!!!
Tham khảo: ISO 9001 là gì? Tư vấn chứng chỉ ISO, chứng nhận ISO 9001 đầy đủ nhất tại đây